CÁC TÁC NHÂN THƯỜNG GẶP GÂY NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM

Thứ bảy - 11/05/2024 03:37
       Ngộ độc thực phẩm (ngộ độc thức ăn) hay còn gọi là trúng thực, là là tình trạng gây ra do ăn, uống phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hay những loại thực phẩm bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản, chất phụ gia vượt quá nồng độ cho phép...
      Sau khi ăn thức ăn nhiễm độc, các triệu chứng ngộ độc thực phẩm sẽ biểu hiện như sau: Đau bụng quằn quại, buồn nôn, nôn mửa; tiêu chảy; sốt, đau đầu; Nếu bệnh nặng hơn sẽ có các triệu chứng sau: Tiêu chảy ra máu; Dấu mất nước: môi khô, mắt trũng, khát nước, mạch nhanh, thở nhanh; Trụy tim mạch, sốc nhiễm khuẩn.
 
unnamed (1)
 
Những tác nhân thường  gặp gây ngộ độc thực phẩm:
1. Vi khuẩn Salmonella (vi khuẩn gây bệnh thương hàn) gây ra các triệu chứng buồn nôn, nhức đầu, choáng váng, sốt và tiêu chảy.
2. Độc tố tụ cầu Staphylococcus có trong sữa, thịt gia cầm chưa nấu chín gây chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, mạch đập nhanh, tiêu chảy.
3. Độc tố vi khuẩn Clostridium botulinum trong thịt cá bị ươn, ôi thiu phá hủy hệ thần kinh trung ương và hành tủy, gây tử vong.
4. Độc tố vi nấm Aflatoxin trên các loại hạt như lạc, đậu nành, hướng dương, điều, ngô; các loại bột từ những hạt này khi bị nấm mốc.
5. Các loại virus viêm gan A (HAV) và Norwalk trong các loại thực phẩm như rau sống, thức ăn chế biến nguội; các loại nhuyễn thể như sò, ốc, hến sống ở vùng nước bẩn.
6. Sán lá gan nhỏ trong các món ăn chế biến từ gỏi cá sống, cá nướng, ốc chưa luộc chín.
7. Các kim loại nặng như: Asen, chì, thủy ngân, selenium lẫn trong thực phẩm.
8. Tồn dư của thuốc bảo vệ thực vật.
9. Các chất phụ gia, chất bảo quản thực phẩm không được phép sử dụng, hoặc dùng quá liều lượng, quá thời hạn,…
Ngộ độc thức ăn (ngộ độc thực phẩm) nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:
- Rối loạn thần kinh: Người bệnh nhìn mờ, nhìn đôi, nói khó, có thể nói ngọng; bị tê liệt cơ, gặp tình trạng co giật, đau đầu, chóng mặt.
- Rối loạn tim mạch: Người bệnh có thể tụt huyết áp, loạn nhịp tim, khó thở, đau ngực.
- Ảnh hưởng hệ tiêu hóa: Thấy máu và chất nhầy lẫn trong phân, đau bụng dữ dội và đau ở các vị trí khác như đau cổ, đau họng, đau ngực.
- Sức đề kháng giảm sút: Sức đề kháng của người bị ngộ độc suy giảm nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, người lớn tuổi hoặc những người đang điều trị bệnh phải sử dụng các thuốc gây ức chế miễn dịch (đối với các bệnh lý về khớp, ung thư, dị ứng), người bị suy dinh dưỡng, mắc bệnh lý dạ dày tá tràng, bệnh gan, rối loạn sắc tố,… thì tình trạng này có thể nghiêm trọng hơn.
Phòng tránh ngộ độc thực phẩm:
Ăn đồ chín, còn hạn: Ăn chín, uống sôi; hạn chế ăn đồ sống hoặc tái. Không ăn thức ăn ôi thiu, đã hết hạn sử dụng
Tách biệt đồ sống và chín: Có vật dụng chế biến riêng dùng cho thức ăn chín và sống; nếu dùng chung phải rửa sạch sau mỗi lần chế biến thức ăn sống
Đậy thức ăn: Khi không để tủ lạnh cần che đậy thức ăn cẩn thận để tránh bụi, ruồi muỗi
Đun lại: Thức ăn thừa cần được đun lại ở nhiệt độ hơn 70 độ C trước khi ăn
Bảo quản lạnh: Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh, không nên để quá 2 giờ ở nhiệt độ thường
Rửa tay: Nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước và sau khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh...
    - Vệ sinh bếp: Giữ bếp và các vật dụng làm bếp luôn sạch sẽ.
Trung tâm Y tế TP Thủ Dầu Một

1

3007 ngo doc thuc pham 2

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây