Trạm y tế phường Định Hòa cấp cứu thành công trường hợp trẻ nhỏ hóc dị vật

Thứ năm - 28/03/2024 00:05
        Sáng ngày 28/3, trạm y tế phường Định Hòa đã tiếp nhận một trường hợp bé gái 13 tháng tuổi ngưng thở do bị hóc dị vật. Đội ngũ y bác sỹ tại trạm đã nhanh chóng tiến hành sơ cấp cứu cho trẻ bằng biện pháp Heimlich. Sau cấp cứu, bệnh nhi đã ổn định sức khỏe và được chuyển lên bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương kiểm tra tổng quát. Dịp này, Trung tâm y tế thành phố Thủ Dầu Một và UBND phường Định Hòa đã Tuyên dương, khen thưởng đội ngũ y bác sĩ trạm y tế phường kịp thời cấp cứu, hỗ trợ nhân dân.

     Hình ảnh tuyên dương, khen thưởng

 
z5292267497763 99d01593ac9dc9d209204a817f22b488

z5292269264824 4d6e5bfa81db726ac0b990980e3eeb8f

z5292269276934 efc1a1098b8691aa3bf713578bd6d7fb

z5292269257312 594b45b70a5f8c5690536641d15e53c2
 
       Hình ảnh cấp cứu tại Trạm
 
z5291959981728 c489ca938d09f2c617b56d8908d14dc4

z5291959968150 17f0e9b0ab8c3d1d2269ae665cb4ebb6
 
       Trẻ bị hóc dị vật đường thở là một tai nạn cực kỳ nguy hiểm và thường xảy ra đặc biệt là khi trẻ đang ăn uống một thứ gì đó. Trẻ bị hóc dị vật đường thở nếu không được sơ cứu kịp thời và đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng, thậm chí có thể tử vong. Chính vì thế, các bậc phụ huynh cần biết được các cách xử lý khi trẻ bị hóc dị vật để đảm bảo an toàn cho con trẻ.
 
        Đối với trẻ dưới 2 tuổi bị hóc dị vật, cha mẹ thực hiện cách sơ cứu trẻ bị hóc dị vật như sau: Cho trẻ nằm sấp trên cánh tay của mình, đầu hướng xuống đất, giữ chắc để cổ và đầu của trẻ khỏi bị tuột, sau đó dùng gót bàn tay còn lại vỗ mạnh 5 cái vào vùng lưng giữa 2 xương bả vai của trẻ. Tiếp tục lật trẻ qua tay phải và quan sát xem trẻ đã hồng hào trở lại, đã thở và khóc được chưa, đồng thời kiểm tra miệng của trẻ xem có dị vật nào không và lấy ra. Nếu dị vật vẫn chưa ra ngoài hoặc trẻ vẫn chưa thể thở thì tiếp tục thực hiện biện pháp ấn ngực bằng cách lấy 2 ngón tay ấn vào vùng thượng vị (vùng trên rốn và dưới xương ức) 5 cái theo chiều từ trên xuống dưới liên tiếp, lặp lại động tác này cho đến khi xe cấp cứu tới.
       Với đối tượng trẻ bị hóc dị vật đường thở trên 2 tuổi và còn tỉnh táo thì hãy để cho trẻ đứng, cha mẹ hoặc người sơ cứu sẽ đứng phía sau lưng trẻ hoặc quỳ gối rồi choàng 2 tay ra phía trước của trẻ, một tay nắm thành nắm đấm và một tay chồng lên tay còn lại để đặt vào vùng thượng vị của trẻ rồi ấn mạnh theo chiều từ dưới lên trên 5 cái thật mạnh. Nếu trẻ bị hóc dị vật chưa thể thở được và dị vật chưa ra thì tiếp tục thực hiện biện pháp từ 6-10 lần.

     Trường hợp trẻ bị hóc dị vật đường thở và hôn mê, bất tỉnh thì hãy đặt trẻ nằm ngửa, cha mẹ hoặc người sơ cứu quỳ gối, tựa 2 chân hai bên đùi trẻ. Nắm 2 bàn tay thành nắm đấm và ấn mạnh vào dưới xương ức của trẻ theo chiều từ dưới lên trên 5 cái liên tiếp. Thực hiện hà hơi thổi ngạt 2 cái, nếu dị vật vẫn chưa ra và trẻ không thở được thì tiếp tục thực hiện sơ cứu cho đến khi dị vật văng ra và trẻ khóc trở lại.
 
 
z2548192322028 1e59a442eee64e8f1c20075a2ab0ed2e

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây