Tuyên truyền đảm bảo an toàn thực phẩm mùa Đông - Xuân

Thứ năm - 23/11/2023 03:53
       Khi thời tiết chuyển mùa Đông - Xuân thường tạo ra sự thay đổi về môi trường, nhiệt độ, độ ẩm… gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Đồng thời, đây cũng là điều kiện môi trường thuận lợi cho các mầm bệnh (vi khuẩn, vi rút) phát triển và lan lây làm tăng nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt đối với những người sức khỏe yếu, sức đề kháng giảm hoặc không thích nghi kịp sẽ dễ bị nhiễm bệnh, trong đó không loại trừ vấn đề ngộ độc thực phẩm.  Vậy, chế độ ăn uống như thế nào và cách phòng ngừa ra sao để tránh các mối nguy về an toàn thực phẩm luôn là mối bận tâm của mọi người.
 
images (1)
 
Về chế độ ăn uống, ta nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý
       - Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A
       Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thị giác và giúp bảo vệ cơ thể trẻ chống lại tình trạng nhiễm trùng. Đặc biệt, vitamin A giúp tăng cường tế bào biểu mô và chất dịch nhầy của hệ hô hấp. Các chất dịch nhầy này ngăn ngừa sự tấn công của vi trùng và vi khuẩn
     - Bổ sung chất xơ trong bữa ăn
     Y học đã chứng minh, chất xơ có vai trò rất lớn trong tiêu hóa, làm sạch đường ruột, góp phần tăng cường hệ miễn dịch.
     - Chất đạm động vật
     Các loại thực phẩm giàu đạm động vật như: thịt heo, bò, gà, tôm, cua… và trứng chứa tất cả 9 axit amin thiết yếu.. Trong đạm động vật có rất nhiều protein giúp tham gia miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Vì vậy, chất đạm động vật phòng bệnh rất tốt cho trẻ nhỏ.
     - Uống đủ nước
     Nước có tác dụng đưa bạch cầu đi khắp cơ thể, đồng thời đào thải những chất độc hại ra ngoài thông qua tuyến mồ hôi. Một lượng nước vừa đủ mỗi ngày sẽ giúp tăng cường trao đổi chất ở trẻ, cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho tế bào
       Có thể nói mùa Đông - Xuân được coi là mùa ngộ độc thực phẩm, thời tiết ẩm lạnh là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển, số lượng bệnh nhân phải nhập viện do ngộ độc thức ăn cũng tăng lên. Vì thế cẩn thận với nguy cơ ngộ độc thức ăn trong Đông - Xuân sẽ không bao giờ là thừa
Cách phòng tránh ngộ độc thức ăn
     - Lựa chọn các loại thực phẩm tươi sống, tốt nhất là có kiểm định. Với những thức ăn chế biến sẵn thì nên chọn mua những nơi có uy tín, đáng tin cậy, hợp vệ sinh, còn thời hạn sử dụng. Cảnh giác với các loại thực phẩm có nguy cơ cao: cá ngừ, măng tươi, nấm, các thức chế biến sẵn không rõ nguồn gốc.
     - Nấu chín thức ăn với nhiệt độ thích hợp: các thức ăn cần được nấu chín để loại trừ nguy cơ bị ngộ độc. Đối với các thức ăn như rau sống cần phải rửa thật kỹ 2-3 lần trước khi ăn.
     - Bảo quản thực phẩm hợp lý: các loại vi khuẩn tiềm ẩn sẽ phát triển rất nhanh nếu thực phẩm không được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ thích hợp.
     - Sử dụng thức ăn trong vòng 2 giờ, tốt nhất là ăn ngay khi còn nóng, nếu để quá 2 giờ thì bảo quản trong tủ lạnh và hâm lại trước khi ăn.
     - Các loại thịt, cá, hải sản cần phải được bảo quản ở ngăn đá.
     - Loại bỏ các thức ăn dư thừa bởi đây là nguyên nhân thường gặp nhất của ngộ độc thức ăn.
    - Rửa tay sạch bằng xà phòng sát khuẩn trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh./.
 

tải xuống (1)

images

tải xuống

        YS Nguyễn Thị Ngọc Ngân, Khoa ATTP – Trung tâm Y tế thành phố Thủ Dầu Một
 

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây