BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG BỆNH TIÊU HÓA MÙA NẮNG NÓNG

Thứ bảy - 11/05/2024 03:27
      Mùa hè năm nay thời tiết có nhiều diễn biến bất thường, nhiệt độ tăng hơn mọi năm, diễn ra trên diện rộng, là điều kiện thuận lợi để dịch bệnh phát triển, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, nhất là người cao tuổi và trẻ nhỏ, các bệnh, như: các bệnh truyền nhiễm, bệnh về đường hô hấp, tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm, các bệnh về da…. Do đó, người dân cần chú trọng phòng bệnh mùa hè, không để bệnh lây lan thành dịch.
 
9d07034ad2d9672b6ee06695bb8c1c7fimages thumb 32fff6e1 1c1e 4132 a5ab a112e6bcb3ef
 
       Nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết nắng nóng làm cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi, gây mất nước, điện giải, đặc biệt là ở trẻ em dễ dẫn đến mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa. Ngoài ra, có rất nhiều loại vi sinh vật có khả năng phát triển mạnh vào mùa hè, trong đó có những loại thuộc hệ tiêu hóa. Một số loại nguy hiểm nhất là vi khuẩn tả, vi khuẩn thương hàn, vi khuẩn lỵ và vi khuẩn E.coli, virút rota... Do đó, nắng nóng cũng khiến thức ăn, thực phẩm dễ bị ôi, thiu, dễ nhiễm nấm và vi khuẩn..., là nguyên nhân gây bệnh đường tiêu hóa, như: tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm.
       Triệu chứng bệnh phổ biến gồm: đau bụng, đi tiêu lỏng, sốt, ói, mệt mỏi, một số trẻ cùng lúc mắc thêm viêm họng có thể ho, ói (nếu trẻ có thói quen chống nóng bằng cách để nhiệt độ điều hòa quá thấp hoặc bật quạt gió mạnh phả trực tiếp vào người dễ bị nhiễm lạnh, viêm phổi…).
          Để phòng tránh bệnh tiêu hóa mùa nắng nóng người dân nên ăn chín, uống sôi, bảo quản các thực phẩm dễ ôi thiu trong tủ lạnh và sử dụng ngay sau khi chế biến, không để thực phẩm quá lâu ngoài môi trường nhiệt độ thường.
Một số biện pháp giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh trước mỗi đợt nắng nóng:

      1. Giữ nước giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Uống đủ nước giúp ngăn ngừa sự mất nước của cơ thể do nhiệt cũng như cải thiện sự hấp thụ chất dinh dưỡng để giải quyết các vấn đề tiêu hóa.
2. Thêm men vi sinh vào chế độ ăn uống
Men vi sinh là những chế phẩm có chứa lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa. Khi thêm những thực phẩm chứa men vi sinh vào chế độ ăn uống trong mùa hè giúp quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn.
Men vi sinh thường có trong các thực phẩm lên men như: sữa chua, dưa bắp cải, phô mai, kim chi...
3. Duy trì hoạt động thể chất thường xuyên
Chức năng chính của hệ tiêu hóa là phân hủy thức ăn, hấp thụ dinh dưỡng để tạo năng lượng và loại bỏ độc tố. Vận động hay hoạt động thể chất thường xuyên sẽ làm giảm căng thẳng, duy trì cân nặng, từ đó tăng cường hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Một số hoạt động thể chất tốt cho hệ tiêu hóa nói chung, dạ dày nói riêng bao gồm đi bộ, đạp xe, bài tập gập bụng, hít đất, đứng lên ngồi xuống...
4. Tránh thực phẩm chiên rán, đồ ăn cay
Thực phẩm chiên rán chứa nhiều dầu mỡ và đồ ăn cay tạo ra nhiệt có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa vì nó gây đầy hơi, viêm dạ dày, trào ngược dạy dày trong một số trường hợp. Vì vậy, vào mùa hè, nên hạn chế thực phẩm chiên rán đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ để tránh bị đầy bụng, khó tiêu, gây hại dạ dày.
Để bảo vệ dạ dày trong những ngày hè nóng nực, bạn nên hạn chế thực phẩm chiên rán, đồ ăn cay mà thay thế bằng các món ăn thanh nhiệt, giải độc như: canh mồng tơi, chè bột sắn dây...
Bên cạnh đó, để chủ động phòng bệnh mùa nắng nóng, người dân thực hiện nên tuân theo các biện pháp sau:
- Hạn chế đi ra ngoài đường, ngoài trời nóng khi không thật cần thiết. Nếu bắt buộc phải đi ra đường, ngoài trời nóng thì phải đội mũ, mặc quần áo, đeo kính, khẩu trang… chống nóng.
- Uống nhiều nước, đặc biệt là những người lao động ngoài trời, mất nước nhiều nên uống bổ sung nước chanh hoặc nước pha muối loãng, nước pha Oresol…, tuy nhiên, không nên uống nhiều nước đá hoặc nước quá lạnh dễ gây viêm họng.
- Không để nhiệt độ điều hòa trong phòng quá thấp; không để gió quạt thổi trực tiếp gần vào người.
- Thực hiện ăn chín, uống chín; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng cường dinh dưỡng, ăn thêm hoa quả để đảm bảo đủ vitamin, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
- Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.
- Thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà, đồ chơi trẻ em, dụng cụ học tập… bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

Trung tâm Y tế thành phố Thủ Dầu Một

benh mua he 120620a

unnamed

 

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây