Lễ giỗ lần thứ 95 cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc

Thứ ba - 26/11/2024 20:24
      Sáng ngày 27/11, tại Chùa Hội Khánh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh phối hợp với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương đã tổ chức Lễ Giỗ lần thứ 95 Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - nhà Nho yêu nước, thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tham dự lễ có ông Nguyễn Văn Lợi- UV BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc Hội tỉnh, ông Nguyễn Lộc Hà- UVTV Tỉnh ủy, phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Nguyễn Văn Đông- UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy.
 
z6072798014437 5e2e38fd35dfb56cdab16ea8918398a3

Hình ảnh tại buổi Lễ Giỗ Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
 
      Tại Lễ giỗ, đoàn lãnh đạo tỉnh, thành phố Thủ Dầu Một đã thực hiện nghi thức dâng hương, mặc niệm tưởng nhớ về Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước- Người đã có công truyền bá tư tưởng yêu nước cho các tầng lớp nhân dân trong cả nước nói chung và nhân dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói riêng. Đồng thời, lãnh đạo tỉnh, thành phố đã xem trưng bày, triển lãm hình ảnh, tư liệu, hiện vật về Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc với chủ đề "Cuộc đời và sự nghiệp Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc". 
     Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc là một nhà nho yêu nước thương dân, đã sinh thành, giáo dục cho dân tộc Việt Nam một lãnh tụ vĩ đại, cho thế giới một “Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất” - Chủ tịch Hồ Chí Minh.
     Từ năm 1910, sau khi từ quan, cụ vào các tỉnh phía Nam, đi rất nhiều nơi, gặp nhiều người ở Bình Thuận, Sài Gòn, Thủ Dầu Một, Tiền Giang, Bến Tre, An Giang, Đồng Tháp…và sang tận Campuchia để truyền bá tư tưởng yêu nước thương dân, trong vai một đồ nho đi trị bệnh cho dân nghèo.
      Khoảng cuối năm 1923, do bị mật thám Pháp theo dõi, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc từ Thủ Đức, Sài Gòn cũ, nay là quận Thủ Đức, TP HCM đi đến nhà của Gaston và Lê Đức ở tỉnh Thủ Dầu Một - nay là thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Sau đó cụ Nguyễn Sinh Sắc đến chùa Hội Khánh để gặp người đồng chí của mình là Phan Đình Viện tức cụ Tú Cúc. Cụ Phan Đình Viện quê Hà Tĩnh, tham gia phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục nên bị Pháp truy lùng, phải trốn vào Nam và ở chùa Hội Khánh từ năm 1922. Cụ Nguyễn Sinh Sắc hội ngộ với cụ Tú Cúc và Hòa thượng Từ Văn, vị trụ trì thứ 6 chùa Hội Khánh, một nhà sư uyên thâm Phật học và có tinh thần yêu nước. Cùng chung lý tưởng bảo vệ quê hương Tổ quốc, họ đã cùng nhau khởi xướng nhiều hoạt động cứu nước tại chùa Hội Khánh này. Từ cuộc gặp gỡ đó, họ đã quy tụ được những nhà yêu nước tại địa phương như: ông Khôi, ông Nhẫn, thầy Ký Cội, Giáo Thọ Qưới, thầy Từ Tâm v.v...
     Ngoài chùa Hội Khánh, trước đây theo bước chân lưu lạc của mình, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc từng xây dựng những tổ chức yêu nước cứu quốc ở các nơi mà cụ từng sinh sống, như: ở chợ Gạo, Vĩnh Kim, Sớm Dầu (Tiền Giang), chùa Hòa Khánh, chùa Giồng Thành và nhiều nơi khác.
     Do ảnh hưởng uy tín của Hòa thượng Từ Văn khá lớn ở trong vùng nên họ quyết định thành lập Hội Danh dự yêu nước tại chùa Hội Khánh. Mục đích Hội là thông qua các buổi thuyết giảng giáo lý chấn hưng Phật giáo, các lớp dạy chữ Nho, dạy bốc thuốc… để truyền bá tư tưởng yêu nước. Trong thời gian ở tại chùa Hội Khánh, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc còn đi đến các vùng lân cận như Tân Khánh, Tương Bình Hiệp để truyền bá Hội Danh dự yêu nước, đàm đạo về Y thuật, Phật học… Những hoạt động yêu nước, tấm lòng nhân hậu, thương người của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đã để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân nơi đây.
     Để hoạt động truyền bá tư tưởng yêu nước được hiệu quả và che mắt mật thám Pháp, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đã mượn những buổi thuyết pháp về đạo Phật để nói về lòng yêu nước và khuấy động phong trào cứu nước. Cụ cũng là người nghiên cứu về Phật giáo rất kỹ.
     Thời gian hoạt động của Hội Danh dự yêu nước không bao lâu thì bị thực dân Pháp phát hiện. Cụ Phó bảng phải rời chùa Hội Khánh về khu vực miền Tây tiếp tục hoạt động. Nơi cụ đến ở đầu tiên là khu vực tỉnh Tiền Giang, sau chuyển xuống làng Hòa An, sống tại chùa Hòa Long, tỉnh Sa Đéc (nay thuộc thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp). Tại đây, cụ Phó bảng lại thành lập, khởi xướng phong trào yêu nước trong dân chúng …
      Ngày 27-10 năm Kỷ Tỵ (tức ngày 27/11/1929) cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc mất tại chùa Hòa Long, thọ 67 tuổi.

     Hình ảnh tại buổi Lễ Giỗ Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
 
z6072798038491 7b5a32b8b75db4cf7f8129b183bda99c

z6072798038565 13a840e72c55845dd5e59f6186ab1f25

z6072798038533 dd3a94f5a39fb3e2ead1006da1fdbaf6

z6072798014435 96819ae9c45fed0837ed2185b78bb1ef

z6072798014400 790daf7eabf14094c0b14e55a1eaeb42

z6072798014381 322608cdbbabd048ef78b2895e91ff04

z6072798014399 6ccf43687a83562cedb7eaece74c9b72

z6072798014434 21a544c31f60c18f6ba7adaa21947f84

z6072798038567 2d99660755b627182bb330e1fcf34f67

Tác giả: Đài Truyền thanh TP. Thủ Dầu Một

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây